Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

An ninh lương thực ở Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu và tiềm ẩn khủng hoảng lương thực thế giới

Tiểu ban 9. Giáo dục, khoa học công nghệ và phát triển con người Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững -- Tiểu ban 10. Nông thôn Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững-- Tiểu ban 11. Di cư và đô thị hóa trong bối cảnh hội nhập và phát triển bền vững

Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu của chương trình SEMLA

Biến đổi khí hậu (BĐKH), mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng, là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với loài người trong Thế kỷ 21. BĐKH tác động tới mọi lĩnh vực, bao gồm tài nguyên thiên nhiên, môi trường, kinh tế xã hội và sức khoẻ con người. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nó có thể khác nhau tuỳ theo điều kiện địa lý, mức độ phát triển và các biện pháp thích ứng mà các khu vực cũng như các quốc gia cụ thể áp dụng (IPCC, 2007 a, b).
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20599

Giáo dục kiến thức biến đổi khí hậu toàn cầu trong dạy học địa lí ở trường phổ thông

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/19965

Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Việt Nam

Biến đổi khí hậu, tiêu biểu là xu thế nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, các thiên tai hiện hữu gia tăng với tính chất cực đoan hơn được minh chứng từ các số liệu đo đạc thực tế và những kết quả nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước, đến nay có thể nói là bất khả kháng, ít nhất là trong thế kỷ 21. Hơn nữa, có nhiều khả năng những xu thế nói trên còn diễn ra với tốc độ cao hơn so với những gì đã xảy ra trong thế kỷ 20, cho dù các nước thực hiện ngay nghĩa vụ giảm phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính theo Nghị định thư Kyoto để có thể ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức hiện nay, điều hầu như không có khả năng trở thành hiện thực.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20683

Biến đổi khí hậu và bệnh tật: Từ cách nhìn địa cầu đến bối cảnh Việt Nam

Trong khoảng 2-3 thập kỷ trở lại đây, nhiều cảnh báo quốc tế đã đề cập nhiều đến mối liên quan giữa thay đổi khí hậu bệnh tật. Theo Y tế Thế giới (WHO, 19971) cho rằng từ 1975 đến 1996 đã có ít nhất 30 loại bệnh mới nổi lên hay xuất hiện lại nhiều hơn. Nhiều nghiên cứu cho rằng thay đổi khí hậu tác động đến dịch bệnh do côn trùng truyền (Woodruff, Guest et al. 20022). Sự xuất hiện của bệnh tật phụ thuộc vào mối quan hệ 3 chiều giữa vật chủ, tác nhân gây bệnh và trung gian truyền bệnh (Sutherst 2004).
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20564